#1. Vốn
Theo những chuyên gia giàu kinh nghiệm, số vốn an toàn nhất nên vào khoảng 300 – 500 triệu đồng bởi trong quá trình vận hành homestay sẽ có nhiều chi phí phát sinh và nhà đầu tư có thể phải bỏ tiền để bù lỗ trong thời gian đầu khi homestay chưa có nhiều khách.
#2. Nghiên cứu thị trường
Để thành công với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, bạn cũng cần phải nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng. Và kinh doanh homestay cũng không phải là ngoại lệ. Bạn cần phải “khoanh vùng” được khách hàng mục tiêu mà bạn muốn nhắm tới.
#3. Địa điểm
Vị trí đắc địa là yếu tố quan trọng nhất khi kinh doanh dịch vụ lưu trú, và kinh doanh homestay cũng không phải là ngoại lệ. Do khách hàng của homestay muốn đi thăm thú nhiều nơi mà tốn ít thời gian nhất có thể, nên địa điểm của homestay cũng cần thuận tiện cho họ di chuyển.
#4. Thuê mặt bằng (nếu bạn không sở hữu)
Nếu không sở hữu mặt bằng thì bạn hoàn toàn có thể đi thuê lại từ người khác. Rất nhiều người đã và đang kinh doanh homestay rất hiệu quả theo cách này.
#5. Hoàn thành thủ tục cấp phép kinh doanh homestay
Bạn cũng cần được cấp các giấy phép như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận an ninh trật tự, giấy công nhận xếp hạng.
#6. Tuyển quản lý và nhân viên cho homestay
Để vận hành một homestay, bạn bắt buộc phải thuê nhân viên. Và nếu bạn không có thời gian và kinh nghiệm để quản lý homestay, bạn cần phải thuê một quản lý cho homestay của mình.